Các khoản chuyển nhượng của chính phủ ở cấp quốc gia

Các khoản chuyển nhượng của chính phủ ở cấp quốc gia là hoạt động phân bổ quỹ từ ngân sách quốc gia hoặc tiểu bang để hỗ trợ phát triển dự án thành phố thông minh và là mô hình tài trợ được sử dụng thường xuyên nhất cho các dự án thành phố thông minh ở khu vực ASEAN.

Instrument Category

Other ınstruments ın the same Category

Relevant case study

Mô tả  

Các khoản chuyển nhượng của chính phủ ở cấp quốc gia là hoạt động phân bổ quỹ từ ngân sách quốc gia hoặc tiểu bang để hỗ trợ phát triển dự án thành phố thông minh và là mô hình tài trợ được sử dụng thường xuyên nhất cho các dự án thành phố thông minh ở khu vực ASEAN.

Điều kiện Cho phép và Mối quan tâm Chính

  • Hệ thống quản lý tài chính công và quản trị cơ sở hạ tầng minh bạch, vững mạnh. Một hệ thống quản lý tài chính công vững mạnh cho thấy tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quá trình lập ngân sách, lập kế hoạch và thực hiện dự án, cùng nhiều lĩnh vực khác, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và tính liêm chính của chi tiêu và đầu tư công. Nghiên cứu của IMF cho thấy một quốc gia trung bình mất tới 30% giá trị đầu tư công do thiếu hiệu quả trong các quy trình đầu tư công và có thể khắc phục cho gần một nửa con số tổn thất này thông qua quản trị cơ sở hạ tầng chặt chẽ hơn.

Thách thức tiềm ẩn

  • Các dự án thành phố thông minh không phải lúc nào cũng phù hợp với những ưu tiên của quốc gia. Các dự án thành phố thông minh thường không nhận được nguồn tài trợ cần thiết cho các lĩnh vực ứng dụng cụ thể vì các dự án đó có thể không phù hợp với những ưu tiên hiện tại của ngân sách quốc gia hoặc tiểu bang. Ví dụ, một dự án thành phố thông minh cụ thể có thể yêu cầu đầu tư tập trung vào chăm sóc sức khỏe, nhưng các ưu tiên của chính phủ quốc gia trong chu kỳ ngân sách có thể chọn tập trung vào nhu cầu cơ sở hạ tầng ở quy mô rộng hơn trên cả nước (ví dụ: cơ sở hạ tầng giao thông) và thành phố sẽ khó đảm bảo được nguồn tài trợ cho các dự án chăm sóc sức khỏe. Việc đảm bảo nguồn tài trợ cho các dự án thành phố thông minh có thể còn gặp nhiều khó khăn hơn đối với những thành phố không có chính sách cấp quốc gia về thành phố thông minh và do đó, không có chỉ thị quốc gia để phân bổ kinh phí từ ngân sách quốc gia cho các dự án thành phố thông minh.
  • Nguồn quỹ có hạn nhưng lại có sự cạnh tranh về ưu tiên nguồn lực. Lượng tiền tài trợ hiện có có thể không đủ cho nhu cầu của dự án thành phố thông minh, đặc biệt là khi chính phủ cần tài trợ cho các nhu cầu cơ sở hạ tầng cấp bách khác.
  • Các quy trình lập ngân sách phức tạp hoặc hạn chế có thể làm chậm trễ việc cấp vốn. Quá trình phê duyệt ngân sách có thể kéo dài và phức tạp, đòi hỏi sự đồng thuận từ nhiều cơ quan chính phủ ở cấp quốc gia và cấp thành phố. Điều này có thể dẫn đến việc chậm khởi công dự án cũng như chậm thanh toán cho nhà thầu và nhân viên. Ngoài ra, chính phủ các nước có thể đưa ra các điều khoản cảnh báo trong các thỏa thuận tài trợ nhằm áp đặt các hạn chế đối với ngân sách giải ngân khi có sự sai lệch so với kế hoạch ban đầu đã được phê duyệt (ví dụ: bổ sung phạm vi mới hoặc thay đổi loại công nghệ được sử dụng), điều này có thể dẫn đến sự chậm trễ trong việc rút vốn hoặc có kém linh hoạt trong quá trình thực hiện dự án.
  • Thiếu năng lực lập kế hoạch và quản lý dự án trong khu vực công. Các dự án thành phố thông minh có thể sẽ rất phức tạp và liên quan đến nhiều cơ quan hoặc lĩnh vực khác nhau, do đó, các quan chức nhà nước cần có kỹ năng vững chắc về kỹ thuật, pháp lý và tài chính để lập kế hoạch và quản lý dự án. Các dự án có thiết kế và quản lý yếu kém có thể vượt quá ngân sách hoặc không thực hiện được

Lợi ích tiềm năng

  • Một kênh trực tiếp để có được nguồn tài trợ cần thiết. Nếu có thể tiếp cận nguồn tài chính cấp quốc gia và khai thác mà không gặp phải rào cản quan liêu đáng kể, thì đây có thể là phương thức nhanh chóng và đơn giản để hỗ trợ các dự án thành phố thông minh

Nguồn/Thông tin bổ sung

Case Study

Scroll to Top