Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao (BOT)

Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao (BOT) là một loại mô hình Quan hệ đối tác công tư (PPP) mà trong đó bên trợ cấp thuộc khu vực công cấp cho một công ty tư nhân quyền phát triển và vận hành một cơ sở hoặc hệ thống trong thời gian thực hiện dự án

Instrument Category

Other ınstruments ın the same Category

Relevant case study

Mô tả

Hợp tác Đối tác Công  Tư (PPP) là hợp đồng dài hạn giữa một cơ quan chính phủ và một cơ quan tư nhân nhằm cung cấp dịch vụ hoặc tài sản mang lại lợi ích công, trong đó bên tư nhân chịu một phần rủi ro và trách nhiệm. PPP có thể thu hút các chính phủ do ưu thế có thể chuyển chi phí trả trước cho các đối tác tư nhân, tận dụng chuyên môn từ bên ngoài và mở ra các lựa chọn tài chính mới.

Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao (BOT) là một loại mô hình hợp tác đối tác công tư (PPP) mà trong đó, cơ quan nhà nước cấp quyền cho một công ty tư nhân phát triển và vận hành một cơ sở hoặc hệ thống trong suốt thời gian của dự án, thay vì dự án đó được phát triển và vận hành hoàn toàn bởi nhà nước ngay từ đầu. Nhà đầu tư tư nhân sẽ tài trợ, sở hữu và xây dựng cơ sở hoặc hệ thống này, sau đó vận hành vì mục đích thương mại trong suốt thời gian vận hành dự án, sau đó cơ sở sẽ được chuyển giao cho chính phủ. Doanh thu của nhà vận hành thường đến từ phí mà cơ quan nhà nước/công trình hạ tầng kỹ thuật phải trả, thay vì thông qua các khoản thu từ người tiêu dùng.

Mô hình BOT là một hợp đồng xác lập dựa trên kết quả đầu ra, trong đó nhà thầu chịu trách nhiệm đáp ứng các kết quả đầu ra của hợp đồng. Hợp đồng BOT thường là các hợp đồng dài hạn, thời gian cung cấp dịch vụ vận hành là từ 20-30 năm. Hợp đồng BOT thường phù hợp với các dự án mới, có quy mô lớn. Các hợp này thường được sử dụng để phát triển một tài sản riêng biệt (ví dụ: đường thu phí) thay vì toàn bộ hệ thống (ví dụ: toàn bộ mạng lưới giao thông).

Điều kiện Cho phép và Mối quan tâm Chính

  • Khung pháp lý và quy định đối với PPP. Môi trường pháp lý và quy định chặt chẽ tại quốc gia thực hiện dự án có vai trò rất quan trọng để xác lập cơ cấu dự án PPP, bao gồm cả các dự án BOT. Khung pháp lý này nên xác định quyền đầu tư của khu vực tư nhân, đảm bảo quá trình đấu thầu minh bạch, phác thảo quy trình trọng tài và thiết lập các biện pháp xử lý trong trường hợp phá sản hoặc mất khả năng thanh toán. Cần phân định rõ ràng năng lực thực thi giữa các cơ quan. Khung pháp lý không chỉ tạo ra cơ hội kinh doanh cho các nhà đầu tư tư nhân mà còn ảnh hưởng đến tốc độ giao dịch, quyết định giá cả và sự chắc chắn về mặt pháp lý trong các thỏa thuận hợp đồng cũng như việc thực thi pháp quyền.
  • Chuyên môn của khu vực công trong thiết kế và triển khai. Việc triển khai thành công mô hình hợp tác công tư (PPP) phụ thuộc vào một khung thể chế hiệu quả, phân định rõ ràng vai trò và trách nhiệm giữa các bộ và cơ quan điều phối. Điều này giúp nâng cao hiệu quả và đảm bảo thực thi hiệu quả các thỏa thuận PPP, thúc đẩy sự thành công và bền vững chung của các dự án hợp tác giữa khu vực công và tư nhân. Năng lực của khu vực công có vai trò cực kỳ quan trọng trong các dự án BOT, khi chính phủ là bên tiến hành quá trình đấu thầu cạnh tranh để tìm ra một nhà điều hành khu vực tư nhân phù hợp, dựa trên các yếu tố như kinh nghiệm, năng lực kỹ thuật và khả năng tài chính.
  • Nhà cung cấp khu vực tư nhân có năng lực. Hợp tác công tư (PPP) sẽ chỉ thành công nếu khu vực tư nhân có khả năng đóng góp giá trị vào việc cung cấp các dịch vụ công. Do đó, PPP chỉ nên áp dụng cho các dự án có khu vực tư nhân đủ năng lực để đáp ứng các tiêu chuẩn dịch vụ của chính phủ hoặc công chúng. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong mô hình BOT khi đơn vị tư nhân chịu trách nhiệm tài trợ cho việc xây dựng và vận hành tài sản, đồng thời đảm bảo tính khả thi về mặt thương mại. Mặc dù chính phủ đóng vai trò là khách hàng chính trong việc trả phí cho các dịch vụ, tính khả thi về mặt thương mại của dự án BOT có vai trò rất quan trọng để nhà điều hành khu vực tư nhân thực hiện các nghĩa vụ tài chính, thu hút đầu tư và quản lý rủi ro một cách hiệu quả, qua đó đảm bảo việc cung cấp dịch vụ thành công và bền vững.

Thách thức tiềm ẩn

  • Khu vực công thiếu năng lực để triển khai khuôn khổ PPP. Khu vực công thiếu năng lực trong việc xây dựng chính sách và quản lý quy định có thể cản trở việc tạo ra khung pháp lý/quy định PPP vững chắc và làm giảm sự tham gia của khu vực tư nhân. Bên cạnh đó, khu vực công thiếu năng lực lập kế hoạch và quản lý các dự án PPP nên các hợp đồng có cơ cấu thiếu hiệu quả, phân bổ rủi ro không rõ ràng và làm giảm sức hút đối với nhà đầu tư tư nhân. Đặc biệt, các dự án BOT đòi hỏi trình độ chuyên môn cao và sự giám sát chặt chẽ từ phía khu vực công, ví dụ như việc phát triển và thực thi các quy trình đấu thầu và đánh giá một cách minh bạch và công bằng, cũng như giải quyết các tranh chấp tiềm ẩn trong quá trình triển khai để đảm bảo toàn bộ lợi ích của mô hình BOT được hiện thực hóa. Vì các dự án BOT liên quan đến nhiều bên nên cần có các hợp đồng liên kết chặt chẽ và sự giám sát nghiêm ngặt của cơ quan quản lý để bảo vệ lợi ích công, điều này có thể gây ra khó khăn đối với việc thực hiện và giám sát hiệu quả.
  • Khu vực tư nhân không đủ khả năng và ít tham gia vào dự án. Việc khu vực tư nhân thiếu năng lực có thể gây ra nhiều thách thức cho các nhà thầu trong việc tuân thủ các khung pháp lý và quy định, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn và trì hoãn trong việc triển khai dự án.Vấn đề này đặc biệt quan trọng trong mô hình BOT khi nhà vận hành chịu trách nhiệm toàn bộ vòng đời của dự án có thể không đáp ứng được các nghĩa vụ hợp đồng và quy định, gây trì hoãn việc xây dựng và vận hành tiện ích/cơ sở. Ngoài ra, yêu cầu vốn lớn và thời gian dài để thu hồi lợi nhuận trong các dự án BOT cũng đặt ra rủi ro cao cho các nhà đầu tư tư nhân. Nếu một dự án BOT được coi là có nhiều rủi ro, các nhà đầu tư tư nhân có thể do dự hoặc không muốn tham gia, khiến số lượng đối tác mà chính phủ có thể hợp tác bị giảm đi.
  • Tiềm ẩn nguy cơ gián đoạn dịch vụ. Nếu nhà thầu gặp khó khăn về tài chính trong quá trình thực hiện hợp đồng, khả năng duy trì dịch vụ có thể bị ảnh hưởng nếu chính phủ hoặc các nhà cung cấp tư nhân thay thế không thể tiếp quản và tiếp tục cung cấp dịch vụ. Thách thức này có mối liên hệ chặt chẽ với các dự án BOT khi chi phí thay đổi nhà điều hành cao do tính phức tạp của việc chuyển giao trách nhiệm và các vấn đề pháp lý tiềm ẩn.
  • Rủi ro mất kiểm soát trong giai đoạn vận hành. Chính phủ có thể gặp phải sự giảm quyền kiểm soát và quyền ra quyết định trong giai đoạn vận hành, do nhà điều hành từ khu vực tư nhân chịu trách nhiệm giám sát các quy trình hằng ngày.

Lợi ích tiềm năng

  • Tiềm năng tiết kiệm chi phí. Các nhà thầu khu vực tư nhân, được giao nhiệm vụ giám sát các giai đoạn khác nhau của dự án như thiết kế, xây dựng, bảo trì và vận hành, có động lực để tối ưu hóa chi phí vòng đời cho hiệu quả chi phí dài hạn. Điều này mang lại giá trị cao hơn cho khu vực công vì các nhà cung cấp tư nhân ưu tiên duy trì tiêu chuẩn chất lượng cao, đồng thời giảm thiểu chi phí vòng đời. Điều này đặc biệt quan trọng trong các dự án BOT vì các dự án này được thực hiện trong một môi trường đấu thầu cạnh tranh hoàn toàn, do đó công trình sẽ hoàn thiện với chi phí thấp nhất có thể.
  • Các nhà thầu khu vực tư nhân được khuyến khích tạo ra kết quả tối ưu. Các nhà thầu khu vực tư nhân được khuyến khích tạo ra kết quả tối ưu, tìm ra cách đáp ứng và vượt mục tiêu hiệu suất trong các giai đoạn dự án khác nhau. Từ đó giúp nâng cao chất lượng dịch vụ, hoàn thành dự án đúng thời hạn và quản lý hiệu quả tài sản công trong dài hạn, cuối cùng là mang lại lợi ích cho cả khu vực công và người sử dụng cuối. Đặc biệt, mô hình BOT cung cấp cơ chế và các ưu đãi cho các doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả thông qua các hợp đồng dựa trên hiệu suất và các mục tiêu định hướng kết quả.
  • Các dự án BOT có thể hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng một cách nhanh chóng. Dự án BOT tạo điều kiện cho việc phát triển kịp thời các cơ sở hạ tầng quan trọng bằng cách tận dụng chuyên môn, nguồn vốn và hiệu quả vận hành của khu vực tư nhân. Điều này không chỉ giúp hoàn thành dự án nhanh hơn mà còn đảm bảo rằng cơ sở hạ tầng thiết yếu được phát triển nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, nâng cao phúc lợi chung của cộng đồng.
  • Hỗ trợ chuyển giao rủi ro từ khu vực công sector. Trong một dự án BOT, nhà điều hành khu vực tư nhân chịu trách nhiệm cho tất cả các rủi ro xây dựng và vận hành trong suốt thời gian triển khai dự án. Việc chuyển giao rủi ro chiến lược này không chỉ giảm thiểu gánh nặng tài chính tiềm ẩn cho khu vực công mà còn thúc đẩy ý thức trách nhiệm trong khu vực tư nhân, khuyến khích triển khai các chiến lược quản lý rủi ro chặt chẽ.

Nguồn/Thông tin bổ sung

Case Study

Scroll to Top