Góp đất

Góp đất hoặc điều chỉnh lại đất đai là hoạt động góp các mảnh đất nhỏ lẻ để phát triển chung, trong đó chủ sở hữu chuyển nhượng một phần đất của họ cho mục đích sử dụng công nhằm thu được giá trị gia tăng và trang trải chi phí phát triển.

Mô tả  

Góp đất hoặc điều chỉnh lại đất đai là hoạt động góp các mảnh đất nhỏ lẻ để phát triển chung, trong đó chủ sở hữu chuyển nhượng một phần đất của họ cho mục đích sử dụng công nhằm thu được giá trị gia tăng và trang trải chi phí phát triển. Góp đất thường đi kèm với những thay đổi về quy hoạch hoặc nới lỏng quy định về mật độ để khu đất mới phát triển trở nên có giá trị hơn. Chủ đất dành một phần diện tích đất của họ cho cơ sở hạ tầng và dịch vụ công, chẳng hạn như đường công cộng, tiện ích và công viên. Đổi lại, họ được trả lại một mảnh đất nhỏ hơn nhưng có giá trị hơn nhờ những cải thiện đã thực hiện. Việc góp đất có thể do chính quyền địa phương hoặc chủ đất tư nhân khởi xướng.

Điều kiện Cho phép và Mối quan tâm Chính

  • Khung pháp lý rõ ràng cho hoạt động góp đất. Tầm quan trọng của luật đặc biệt về hoạt động góp đất không chỉ nằm ở việc đặt ra các quy tắc mà còn đóng vai trò là cơ chế hợp tác giữa chính phủ và chủ đất. Khung này phải định rõ các trường hợp có thể thực hiện việc góp đất, quyền ra quyết định của chính quyền địa phương trong việc góp đất, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tham gia vào các chương trình góp đất, cũng như cách giải quyết cho các nhóm phản đối các kế hoạch góp đất.
  • Thiết lập cơ chế để thu được giá trị từ việc góp đất. Các nguyên tắc hoặc cơ chế rõ ràng chi phối cách tính toán và phân phối lại lợi nhuận thu được từ việc góp đất là yếu tố rất quan trọng để giảm thiểu tranh chấp giữa chủ đất và nhà phát triển (bao gồm cả các cơ quan công quyền). Cụ thể thì cần phải nêu rõ về cách thức thu nhận giá trị đất tăng từ quá trình đô thị hóa hoặc xây dựng phát triển.
  • Cơ chế giải quyết tranh chấp hoặc khiếu nại phải rõ ràng. Cần phải xây dựng các cơ chế giải quyết khiếu nại đáng tin cậy và có hiệu quả, xác định rõ ràng cách thức để chủ đất có thể khiếu nại và phản đối các dự án. Ví dụ, tại Nhật Bản, việc này được thực hiện thông qua các thủ tục theo luật độc lập, Luật điều tra khiếu nại hành chính, bao gồm các thủ tục khiếu nại và kháng cáo. Ở Đức, chủ đất có thể nêu lên mối quan ngại hoặc khiếu nại của họ với cơ quan quản lý dự án và nếu không hài lòng với quyết định của cơ quan quản lý đó, họ có thể khiếu nại lên tòa án đặc biệt chuyên giải quyết khiếu nại.
  • Các quy định phân vùng sử dụng đất nghiêm ngặt là yếu tố cần thiết để tránh việc sử dụng đất không đúng mục đích. Các quy định về phân vùng sử dụng đất phải được thiết lập rõ ràng và thực thi một cách chặt chẽ để tránh tình trạng các nhà phát triển tư nhân góp đất để phát triển các dự án có tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh.

Thách thức tiềm ẩn

  • Quan chức chính phủ thiếu kinh nghiệm. Các quan chức chính phủ có thể có còn thiếu kinh nghiệm trong việc soạn thảo luật góp đất chặt chẽ và triển khai các chương trình như vậy. Việc thực hiện thành công các chương trình góp đất đòi hỏi phải hiểu rõ các quy định về sử dụng đất, chính sách đầu tư, khung pháp lý hỗ trợ, cơ cấu tài chính và quản trị, cũng như hoàn cảnh địa phương và truyền thống lâu đời liên quan đến quyền sử dụng đất.
  • Không bao gồm chi phí cơ sở hạ tầng. Phương thức góp đất bao gồm chi phí đất đai nhưng không bao gồm chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng. Trước khi triển khai, việc đảm bảo đủ nguồn tài chính cho chi phí hành chính, triển khai và xây dựng và có thể cần đến các nguồn tài chính thay thế là những yếu tố hết sức quan trọng.
  • Những khó khăn trong việc đảm bảo sự tham gia của chủ đất có thể làm chậm tiến độ phát triển. Chủ đất có thể không thấy được lợi ích của việc phát triển và có thể phản đối việc góp đất, dẫn đến các tranh chấp kéo dài có thể tiêu tốn nguồn lực và làm đình trệ quá trình phát triển cơ sở hạ tầng.

Lợi ích tiềm năng

  • Có thể là một cách khá hiệu quả về mặt chi phí để có được đất. Nếu được thực hiện tốt, việc góp đất sẽ giúp có được những khu đất đắc địa để phát triển với mức chi phí khá thấp mà không cần chính phủ phải đàm phán để mua đất, điều này có thể tốn kém và kéo dài nếu chủ sở hữu hiện tại không đồng ý về giá hoặc không muốn di dời.
  • Có thể hạn chế việc di dời các cộng đồng hiện hữu. Việc góp đất có thể tạo điều kiện giúp cải tạo các lô đất mà không phải di dời hoàn toàn cộng đồng hiện tại vì đất sẽ được trả lại cho chủ đất hiện tại.
  • Chi phí và lợi ích chung giữa các bên liên quan. Chính phủ, công chúng và chủ đất cùng chia sẻ chi phí và lợi ích chung của quá trình phát triển vì chính phủ không bắt buộc phải mua đất.

Nguồn/Thông tin bổ sung

Case Study

Scroll to Top